Đảng Cộng sản Việt Nam Quang Vinh muôn năm                  Tuyệt đối trung thành, đoàn kết, trung thực, liêm khiết, kỷ cương và tận tụy                  Đảng Cộng sản Việt Nam Quang Vinh muôn năm                 Tuyệt đối trung thành, đoàn kết, trung thực, liêm khiết, kỷ cương và tận tụy                  Đảng Cộng sản Việt Nam Quang Vinh muôn năm                  Tuyệt đối trung thành, đoàn kết, trung thực, liêm khiết, kỷ cương và tận tụy

Nghiên cứu, trao đổi

Công tác thống kê báo cáo số liệu ngành Kiểm tra Đảng qua các thời kỳ

06-01-2025 10:50

Trong lĩnh vực tổ chức, xây dựng Đảng, công tác thống kê, tổng hợp có vị trí quan trọng. Số liệu thống kê là một trong những căn cứ thực tế giúp cho việc phân tích tình hình được chính xác, khoa học trên cơ sở đó, vạch ra được đường lối, phương hướng, chính sách đúng đắn về xây dựng Đảng và kiểm tra việc thực hiện đường lối, phương hướng, chính sách đó.

 

             I. Vị trí, vai trò và yêu cầu nhiệm vụ công tác thống kê số liệu trong công tác kiểm tra Đảng

          Trong lĩnh vực tổ chức, xây dựng Đảng, công tác thống kê, tổng hợp có vị trí quan trọng. Số  liệu  thống  kê  là  một  trong  những  căn  cứ  thực  tế  giúp  cho  việc phân tích tình hình được chính xác, khoa học trên cơ sở đó, vạch ra được đường  lối,  phương  hướng,  chính  sách  đúng đắn  về  xây  dựng Đảng  và  kiểm tra việc thực hiện đường lối, phương hướng, chính sách đó. Thực tế chứng minh rằng: cấp uỷ nào biết nghiên cứu, sử dụng tốt số liệu thống kê, thì cấp uỷ đó có thể kiểm tra tình hình công tác của cấp uỷ cấp dưới, đánh giá được chỗ mạnh, chỗ yếu của phòng trào, từ đó đề ra được chủ trương, phương hướng công tác đúng đắn, bổ khuyết kịp thời những  kịp  thời  những  khuyết điểm, hạn chế trong  công  tác.  Đồng  thời, qua số liệu thống kê, cơ quan chỉ đạo có thể kiểm tra tính chính xác của những chủ trương, phương hướng công tác đã đề ra, phát hiện những vấn đề cần nghiên cứu hoặc phải uốn nắn lại. Nhờ  việc  nghiên  cứu,  sử dụng  tốt  những  số  liệu  thống  kê  về tổ chức, xây dựng Đảng nói chung và công tác kiểm tra, giám sát nói riêng một số cấp uỷ đảng đã ngày càng nắm chắc hơn tình hình tổ chức Đảng, tình hình đội ngũ cán bộ, đảng viên đề  ra  được  những chủ  trương, phương  hướng cụ thể trong việc kiểm tra, giam sát và kỷ luật trong Đảng.

Việc cung cấp số liệu chậm trễ sẽ không đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo nhanh, kịp thời của cấp uỷ. Chính vì vậy yêu cầu phấn đấu cao nhất đối với công tác thống kê, tổng hợp là phải bảo đảm được: Toàn diện, chính xác và kịp thời; việc thực hiện biểu thống kê cơ bản trong hệ thống tổ chức đảng phải bảo đảm thống nhất các tiêu chí, hình thức và nội dung báo cáo trong các biểu thống kê; số liệu thống kê phải được tổng hợp từ cơ sở trở lên. Đồng thời, việc tổng hợp số liệu thống kê phải bảo đảm chính xác, khoa học, đầy đủ, kịp thời theo đúng mẫu biểu quy định. Công tác thống kê, tổng hợp có nhiệm vụ thực hiện tốt sự chỉ đạo của cấp uỷ về công tác xây dựng Đảng nói chung và công tác kiểm tra, giám sát trong ngành Kiểm tra Đảng nói riêng, đồng thời phải đáp ứng tốt yêu cầu chỉ đạo của cấp trên. Vì vậy, xuất phát từ yêu cầu của công tác kiểm tra, giám sát, xây dựng Đảng trong từng thời gian, công tác thống kê, tổng hợp cần phải kịp thời đề ra yêu cầu cụ thể,  xây  dựng  những  biểu  mẫu  thống  kê  cần  thiết, lưu trữ, sưu tầm số liệu, tiến hành việc phân tích, tổng hợp các số liệu để đánh giá sát tình hình và sử dụng số liệu, phân tích đó có hiệu quả đề xuất ý kiến  giúp  cấp  uỷ  chỉ đạo  tốt  công  tác  kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng.

          2. Một số quy định về công tác thống kê số liệu kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng

          Năm 1948, trước tình hình cách mạng đòi hỏi Đảng phải mạnh, cũng là lúc nhiệm vụ kiểm tra, giám sát trong Đảng đặt ra cấp thiết. Ngày 16/10/1948, Ban Thường vụ Trung ương Đảng (Khóa I) ra Quyết nghị số 29/QN/TW do Tổng Bí thư Trường Chinh ký thành lập Ban Kiểm tra Trung ương đầu tiên của Đảng; ngày đó trở thành Ngày Truyền thống của Ngành kiểm tra Đảng. Ban Kiểm tra Trung ương đầu tiên gồm 3 đồng chí: Trần Đăng Ninh, Nguyễn Thanh Bình, Hà Xuân Mỹ (Hà Minh Quốc) do đồng chí Trần Đăng Ninh làm Trưởng ban, dưới Ban Kiểm tra là các phái viên có nhiệm vụ:“ Đi xuống các khu xem xét chủ trương của Đảng có được thi hành và có sát, đúng không, đồng thời xem xét sự thi hành kỷ luật trong Đảng để thu thập kinh nghiệm giúp Trung ương bổ khuyết chính sách của Đảng”. Sau đó, các ban kiểm tra của khu ủy, liên khu ủy lần lượt được thành lập. Ngày 14/8/1969, trước yêu cầu nhiệm vụ của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tại tỉnh Tây Ninh, Trung ương cục Miền Nam ra Nghị quyết số 13/NQ về việc thành lập Ban Kiểm tra Trung ương cục Miền Nam nhằm "... giữ gìn và đề cao kỷ luật trong Đảng, đề cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đối với việc chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng…". Sau giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, Ban Kiểm tra Trung ương Cục miền Nam hợp nhất vào Ủy ban Kiểm tra Trung ương và đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau Đại hội V của Đảng, Ủy ban kiểm tra được thành lập thành một hệ thống hoàn chỉnh từ Trung ương đến cơ sở như hiện nay.

          Nhìn lại quá trình hướng dẫn, quy định thi hành Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng 20 năm qua, có thể thấy công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật ngày càng được Đảng quan tâm, chú trọng; hiệu lực, thẩm quyền ban hành văn bản này được nâng lên theo từng nhiệm kỳ Đại hội Đảng. Cụ thể: Nhiệm kỳ Đại hội IX, Ban Bí thư ban hành Quyết định số 10-QĐ/TW, ngày 25/9/2001 kèm theo Hướng dẫn. Nhiệm kỳ Đại hội X, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 25-QĐ/TW, ngày 24/11/2006 kèm theo Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra và kỷ luật của đảng trong Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng. Nhiệm kỳ Đại hội XI, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quyết định số 46-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 về việc ban hành Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng trong Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng. Nhiệm kỳ Đại hội XII, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng. Nhiệm kỳ Đại hội XIII, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; giao UBKT Trung ương hướng dẫn cụ thể việc thực hiện. Mỗi thời kỳ, căn cứ vào thực tiễn tình hình và yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả chế độ báo cáo trong Đảng, Trung ương đã ban hành các văn bản quy định cụ thể.

Có thể chia làm 5 giai đoạn như sau:

          Giai đoạn 1: Từ năm 1948 đến trước năm 2006: Do điều kiện đất nước còn chiến tranh chống giặc ngoại xâm, đến khi chiến tranh kết thúc, toàn dân bắt đầu tập trung khôi phục kinh tế, còn rất nhiều khó khăn dù bộ máy UBKT đã dần hoàn chỉnh theo hệ thống từ trung ương đến cơ sở nên đến năm 2001, nhiệm kỳ Đại hội IX, Ban Bí thư ban hành Quyết định số 10-QĐ/TW, ngày 25/9/2001 kèm theo Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra và kỷ luật của đảng trong Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng. Việc thực hiện công tác kiểm tra, báo cáo, thống kê số liệu giai đoạn này là do cán bộ thực hiện bằng thao tác thủ công, cộng nhẩm bằng tay, hoặc tự bấm máy tính, bắt đầu làm quen với thiết bị máy tính.

          Giai đoạn 2: Năm 2006 – 2010

          Đây là giai đoạn vượt bậc đánh dấu mốc quan trọng khi làn sóng công nghệ thông tin bắt đầu phát triển mạnh mẽ trên thế giới và Việt Nam. Từ năm 2000, Bộ Chính trị (khóa VIII) ban hành Chỉ thị số 58-CT/TW, ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phụ vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã chỉ rõ “Tin học hóa hoạt động của các cơ quan đảng và nhà nước là bộ phận hữu cơ quan trọng cửa cải cách nền hành chính quốc gia, là nhiệm vụ thường xuyên cửa các cơ quan nhắm tăng cường năng lực quản lý, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả”. Có thể nói 14 biểu số liệu trên là những viên gạch đầu tiên đặt nền móng rất quan trọng cho sự phát triển của số liệu thống kê ngành Kiểm tra Đảng khi việc áp dụng công nghệ thông tin nói chung và các biểu excel đầu tiên cho các số liệu thống kê được thay thế cho việc nhập liệu thủ công bằng cách tính cộng thủ công và viết kết quả.

          Ngày 24/11/2006 Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quyết định số 25-QĐ/TW về ban hành Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng thay thế  Quyết định số 10-QĐ/TW, ngày 25/9/2001 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá IX, bổ sung thêm các nội dung quan trọng về công tác giám sát và kỷ luật của đảng.

          Nhiệm kỳ Đại hội Đảng X, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương ban hành 14 biểu mẫu báo cáo thống kê số liệu về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, đó là: 

          Mẫu 01: Kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm. 

          Mẫu 02: Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm.  

          Mẫu 03: Kiểm tra tổ chức đẳng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra. 

          Mẫu 04: Kiểm tra việc thi hành kỷ luật của tổ chức đảng cấp dưới. 

          Mẫu 05. Thi hành kỷ luật đảng viên,

          Mẫu 06: Giải quyết tố cáo tổ chức đảng.

          Mẫu 07: Thi hành kỷ luật tổ chức đảng.

          Mẫu 08: Giải quyết tố cáo đảng viên.

          Mẫu 09: Giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng.

          Mẫu 10: Kiểm tra thu, chi ngân sách và sản xuất kinh doanh (của cấp uỷ cấp dưới hoặc cùng cấp). 

          Mẫu 11: Kiểm tra thu nộp, quản lý và sử dụng đảng phi (của cấp uỷ cấp dưới hoặc cùng cấp). 

          Mẫu 12: Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm 

          Mẫu 13: Kiểm tra đảng viên của cấp uỷ.

          Mẫu 14: Kiểm tra tổ chức đảng của cấp uỷ. 

          Trong quá trình tổng hợp số liệu và báo cáo định kỳ, khâu thống kê số liệu công tác kiểm tra giám sát là khâu mất nhiều thời gian, gây khó khăn cho cán bộ thực hiện nhất vì số liệu là cộng tay nên tính chính xác không cao; khi giải quyết công việc áp dụng các phần mềm tin học đã giúp lãnh đạo thuận lợi trong công tác kiểm tra, giám sát, đồng thời tăng thêm tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, tạo sự chuyển mạnh mẽ trong đổi mới tư duy, tác phong công tác, lề lối làm việc; nâng cao năng suất làm việc thay thế các phương pháp làm việc truyền thống, tiết kiệm thời gian và công sức của cán bộ, công chức. Theo đó, biểu mẫu thống kê mang tính thống nhất từ UBKT Trung ương đến UBKT cấp cơ sở, thể hiện các chỉ tiêu kết quả trong việc thực hiện nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định và nhiệm vụ cấp ủy giao về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng. Số liệu thống kê bảo đảm được tính chính xác, hệ thống, phản ánh trung thực, khách quan tình hình thực tiễn của cơ sở; phải nhập đúng ô, đúng dòng; không được chỉnh, sửa số liệu theo suy đoán cân đối của người tổng hợp số liệu.

          Giai đoạn 3: Năm 2011 – năm 2015

          Ngày 01/11/2011, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI ban hành Quyết định số 46-QĐ/TW về hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng trong Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng khóa XI.

          Để phù hợp với các nội dung tại Quyết định số 46-QĐ/TW, ngày 01/11/2011, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ban hành Quyết định số 1664-QĐ/UBKTTW, ngày 15/11/2013 về ban hành mẫu “Báo cáo thống kê số liệu công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng” ban hành 21 biểu mẫu “Báo cáo thống kê số liệu công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng”. Như vậy sau một nhiệm kỳ thực hiện, số lượng biểu mẫu đã tăng lên 07 biểu, các số liệu thể hiện rõ hơn về thẩm quyền, nội dung:

          Biểu 1: Kiểm tra đảng viên theo Điều 30 Điều lệ Đảng;

          Biểu 2: Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới theo Điều 30 Đều lệ Đảng;

          Biểu 3: Giám sát đảng viên theo Điều 30 Điều lệ Đảng (theo chuyên đề - Việc chấp hành quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ công tác);

          Biểu 4: Giám sát tổ chức đảng theo Điều 30 Điều lệ Đảng (theo chuyên đề- Chi bộ, Chi ủy);

          Biểu 5: Thi hành kỷ luật đảng viên của cấp ủy các cấp và chi bộ;

          Biểu 6: Thi hành kỷ luật tổ chức đảng của cấp ủy các cấp;

          Biểu 7: Giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng viên của cấp ủy các cấp;

          Biểu 8: Giải quyết khiếu nại kỷ luật tổ chức đảng của cấp ủy các cấp;

          Biểu 9: Kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của ủy ban kiểm tra các cấp và chi bộ

          Biểu 10: Kiểm tra tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm của ủy ban kiểm tra các cấp;

          Biểu 11: Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của ủy ban kiểm tra các cấp;

          Biểu 12: Kiểm tra việc thi hành kỷ luật của tổ chức đảng cấp dưới của ủy ban kiểm tra các cấp;

          Biểu 13: Giám sát đảng viên của ủy ban kiểm tra các cấp;

          Biểu 14: Giám sát tổ chức đảng của ủy ban kiểm tra các cấp;

          Biểu 15: Thi hành kỷ luật đảng viên của ủy ban kiểm tra các cấp;

          Biểu 16: Giải quyết tố cáo đảng viên của ủy ban kiểm tra các cấp;

          Biểu 17: Giải quyết tố cáo tổ chức đảng của ủy ban kiểm tra các cấp;

          Biểu 18: Giám sát khiếu nại kỷ luật đảng viên của ủy ban kiểm tra các cấp;

          Biểu 19: Kiểm tra tài chính đảng (về thu chi ngân sách và sản xuất kinh doanh;

          Biểu 20: Kiểm tra tài chính đảng (về việc thu, nộp, quản lý và sử dụng đảng phí);

          Biểu 21: Công tác tổ chức và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ;

          Giai đoạn 4: Năm 2016 – 2022

          Ngày 26 tháng 7 năm 2016, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đã ban hành Quy định số 30-QĐ/TW thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng; Quy định số 30-QĐ/TW có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 46-QĐ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2011 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI ban hành Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng trong Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng khoá XI. Quy định số 30-QĐ/TW được xây dựng trên cơ sở Điều lệ Đảng, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, các Nghị quyết, Chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng; trên cơ sở đánh giá kết quả hoạt động của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khóa XI và công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng nhiệm kỳ trước. Về nội dung Quy định số 30-QĐ/TW cơ bản đã kế thừa các nội dung của Quy định số 46-QĐ/TW và đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung mới như bổ sung chủ thể, đối tượng, thẩm quyền, nội dung kiểm tra và giám sát,

         Ngày 04 tháng 11 năm 2016, UBKT Trung ương ban hành Quyết định số 357-QĐ/UBKTTW về việc ban hành 22 biểu mẫu “Báo cáo thống kê số liệu công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng” khóa XII, tăng 01 biểu so với nhiệm kỳ trước:

          Biểu 1: Kiểm tra đảng viên theo Điều 30 Điều lệ Đảng;

          Biểu 2: Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới theo Điều 30 Đều lệ Đảng;

          Biểu 3: Giám sát đảng viên theo Điều 30 Điều lệ Đảng (theo chuyên đề - Việc chấp hành quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ công tác);

          Biểu 4: Giám sát tổ chức đảng theo Điều 30 Điều lệ Đảng (theo chuyên đề- Chi bộ, Chi ủy);

          Biểu 5: Thi hành kỷ luật đảng viên của cấp ủy các cấp và chi bộ;

          Biểu 6: Thi hành kỷ luật tổ chức đảng của cấp ủy các cấp;

          Biểu 7: Giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng viên của cấp ủy các cấp;

          Biểu 8: Giải quyết khiếu nại kỷ luật tổ chức đảng của cấp ủy các cấp;

          Biểu 9: Kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của ủy ban kiểm tra các cấp và chi bộ

          Biểu 10: Kiểm tra tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm của ủy ban kiểm tra các cấp;

          Biểu 11: Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của ủy ban kiểm tra các cấp;

          Biểu 12: Kiểm tra việc thi hành kỷ luật của tổ chức đảng cấp dưới của ủy ban kiểm tra các cấp;

          Biểu 13: Giám sát đảng viên của ủy ban kiểm tra các cấp;

          Biểu 14: Giám sát tổ chức đảng của ủy ban kiểm tra các cấp;

          Biểu 15: Thi hành kỷ luật đảng viên của ủy ban kiểm tra các cấp;

          Biểu 16: Giải quyết tố cáo đảng viên của ủy ban kiểm tra các cấp;

          Biểu 17: Giải quyết tố cáo tổ chức đảng của ủy ban kiểm tra các cấp;

          Biểu 18: Giám sát khiếu nại kỷ luật đảng viên của ủy ban kiểm tra các cấp;

          Biểu 19: Kiểm tra tài chính đảng (về thu chi ngân sách và sản xuất kinh doanh;

          Biểu 20: Kiểm tra tài chính đảng (về việc thu, nộp, quản lý và sử dụng đảng phí);

          Biểu 21: Công tác tổ chức và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ;

          Biểu 22: Tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo (Tổ chức đảng, đảng viên bị tố cáo do từng cấp quản lý).

          Cùng với Quyết định 357, UBKT Trung ương đã xây dựng bộ tài liệu để tập huấn nghiệp vụ thống kê, nội dung nêu rõ các yêu cầu: (i) Số liệu trong biểu mẫu về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng phải phản ánh được kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy và UBKT các cấp theo quy định của Điều lệ Đảng. (ii) Số liệu thống kê cần đảm bảo tính hệ thống, chính xác, nhập đúng ô, đúng dòng, không được chỉnh, sửa số liệu theo suy đoán cân đối của người tổng hợp số liệu; phản ánh trung thực, khách quan tình hình thực hiện nhiệm vụ của cấp ủy, tổ chức đảng. (ii) Số liệu thống kê phải đầy đủ các chỉ tiêu thống kê (thống kê đầy đủ vào các trang, cột, mục) mà biểu mẫu yêu cầu, không được bỏ trống, bỏ sót (trừ trường hợp cột, mục đó không có số liệu); không được tự ý thêm, bớt dòng cột, mẫu biểu. (iv) Tài liệu thống kê của UBKT các cấp từ Trung ương đến cơ sở là loại tài liệu mật. (v) Thời gian gửi báo cáo thống kê đảm bảo theo quy định của UBKT Trung ương. Đồng thời, đã thống nhất từ Trung ương tới cơ sở về phương 5 pháp nhập, kiểm tra số liệu 1 khi nhập vào các biểu mẫu thống kê.

          Giai đoạn 5: Năm 2022 đến nay

          Ngày 28/7/2021, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định 22-QĐ/TW về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, thay thế Quy định 30-QĐ/TW ngày 26/7/2016 về thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng. Quy định 22 kế thừa những nội dung còn phù hợp của Quy định 30 và bổ sung một số nguyên tắc, nội dung quan trọng và những vấn đề nảy sinh trong nhiệm kỳ vừa qua, nhằm phát huy đầy đủ hơn nữa chức năng kiểm tra, giám sát của Đảng. Ban Chấp hành Trung ương xác định rõ hơn vị trí, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng, tăng thêm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng trong tình hình mới.

          Từ đó Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ban hành Quyết định số 885-QĐ/UBKTTW ngày 29/12/2022 của ban hành mẫu báo cáo thống kê về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng gồm 26 biểu mẫu thống kê công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, tăng 04 biểu so với nhiệm kỳ trước.

          Biểu 1: Kiểm tra đảng viên theo Điều 30 Điều lệ Đảng;

          Biểu 2: Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới theo Điều 30 Đều lệ Đảng;

          Biểu 3: Kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của Ban Thường vụ cấp ủy và chi bộ;

          Biểu 4: Kiểm tra tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm của cấp ủy, Ban Thường vụ cấp ủy;

          Biểu 5: Giám sát đảng viên theo Điều 30 Điều lệ Đảng;

          Biểu 6: Giám sát tổ chức đảng theo Điều 30 Điều lệ Đảng;

          Biểu 7: Thi hành kỷ luật đảng viên của cấp ủy các cấp và chi bộ;

          Biểu 8: Thi hành kỷ luật tổ chức đảng của cấp ủy các cấp;

          Biểu 9: Giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng viên của cấp ủy các cấp;

          Biểu 10: Giải quyết khiếu nại kỷ luật tổ chức đảng của cấp ủy các cấp;

          Biểu 11: Kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của ủy ban kiểm tra các cấp;

          Biểu 12: Kiểm tra tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm của ủy ban kiểm tra các cấp;

          Biểu 13: Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của ủy ban kiểm tra các cấp;

          Biểu 14: Kiểm tra việc thi hành kỷ luật của tổ chức đảng cấp dưới của ủy ban kiểm tra các cấp;

          Biểu 15: Giám sát đảng viên của ủy ban kiểm tra các cấp;

          Biểu 16: Giám sát tổ chức đảng của ủy ban kiểm tra các cấp;

          Biểu 17: Thi hành kỷ luật đảng viên của ủy ban kiểm tra các cấp;

          Biểu 18: Thi hành kỷ luật tổ chức đảng của ủy ban kiểm tra các cấp;

          Biểu 19: Giải quyết tố cáo đảng viên của ủy ban kiểm tra các cấp;

          Biểu 20: Giải quyết tố cáo tổ chức đảng của ủy ban kiểm tra các cấp;

          Biểu 21: Giám sát khiếu nại kỷ luật đảng viên của ủy ban kiểm tra các cấp;

          Biểu 22: Kiểm tra tài chính đảng (về thu chi ngân sách và sản xuất kinh doanh;

          Biểu 23: Kiểm tra tài chính đảng (về việc thu, nộp, quản lý và sử dụng đảng phí);

          Biểu 24: Tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

          Biểu 25: Tình hình đội ngũ cán bộ ngành kiểm tra các cấp;

          Biểu 26: Tình hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Kiểm tra

          Ngoài ra còn bộ công cụ hỗ trợ tổng hợp bao gồm 02 files Excel: (1) File dùng để tổng hợp dữ liệu gọi là Tong hop.xlsb; (2) File dùng để nhập dữ liệu gọi là Nhap du lieu.xlsx (26 biểu số liệu thống kê theo Quyết định số 885-QĐ/UBKTTW) hỗ trợ phân tích dữ liệu của các tổ chức đảng, phục vụ công tác viết báo cáo.

 

UBKT Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin năm 2022

          Qua gần 02 năm thực hiện 26 biểu thống kê trên, có thể nhận thấy việc tổng hợp số liệu ngày càng rút ngắn được thời gian thao tác và số liệu vẫm đảm bảo chính xác khi có các bộ công cụ hỗ trợ; các biểu số liệu đã được bổ sung nhiều nội dung so với mẫu 22 biểu, tuy nhiên vẫn còn một số nội dung chưa được cập nhật như: Thẩm quyền kỷ luật đảng viên của Đảng ủy cơ sơ; kiểm tra xác minh tài sản thu nhập; số liệu về ngạch của cán bộ cấp xã làm công tác kiểm tra tại biểu số liệu 25 còn chưa có tính chính xác cao do cấp xã không xếp ngạch…

 

          Trong thời gian qua, sự quan tâm thường xuyên của lãnh đạo cấp ủy và lãnh đạo ban tổ chức cấp ủy các cấp đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thống kê của Ngành đã làm cho chất lượng đội ngũ cán bộ thống kê của Ngành được nâng cao. Mặc dù điều kiện còn khó khăn, cơ sở hạ tầng và việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa được đồng bộ, song cán bộ làm công tác thống kê của Ngành đã không ngừng nỗ lực, hoàn thiện kịp thời và cung cấp đầy đủ các số liệu cần thiết phục vụ cho công tác lãnh đạo và chỉ đạo của cấp ủy các cấp. Hệ thống dữ liệu, các biểu thống kê được cập nhật đầy đủ hơn từ 14 biểu tăng dần đến 26 biểu, thể hiện rõ các kết quả về kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng qua từng thời kỳ.

          Tuy nhiên vẫn có một số cán bộ, công chức phụ trách công tác thống kê ở UBKT cấp huyện và cơ sở chưa nắm rõ một số quy ước trong tổng hợp số liệu, từ đó tổng hợp số liệu chưa chính xác, ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo thống kê, gây khó khăn và mất nhiều thời gian cho UBKT cấp trên khi tổng hợp số liệu. Các cán bộ thực hiên công tác thống kê của Ngành ở cả Trung ương và địa phương đều kiêm nhiệm. Tại cơ quan UBKT Tỉnh ủy Lạng Sơn, do số lượng biên chế được giao là 22 cán bộ công chức với 04 phòng (Văn phòng, phòng Nghiệp vụ I, II, III) trong đó Văn phòng chỉ có 01 chuyên viên thực hiện công tác thống kê, tổng hợp kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Nhiều đơn vị UBKT cấp huyện, do thói quen lối mòn tập trung thực hiện báo cáo lời trước rồi mới hoàn thiện báo cáo thống kê số liệu theo yêu cầu dẫn đến nội dung không đồng nhất. Nhiều đơn vị lãnh đạo UBKT chưa quan tâm đến chất lượng báo cáo thống kê dẫn đến số liệu chưa đảm bảo về tính chính xác, thể hiện được bản chất.

Để thực hiện tốt hơn công tác thống kê từ đó đánh giá sát tình hình và sử dụng số liệu, phân tích đó có hiệu quả đề xuất ý kiến giúp cấp uỷ, UBKT chỉ đạo tốt công  tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng cần nắm vững một số giải pháp sau:

          Thứ nhất, đổi mới và nâng cao nhận thức về công tác thống kê Ngành Tổ chức xây dựng Đảng. Đổi mới nhận thức các cấp uỷ và lãnh đạo ban tổ chức từ trung ương đến các tỉnh, thành phố. Các cấp uỷ và ban tổ chức các tỉnh, thành cần hiểu đúng tầm quan trọng của công tác thống kê của Ngành mình. Đồng thời, các cán bộ, đảng viên, chuyên viên trong các cơ quan cũng phải nâng cao nhận thức và thấy rõ vị trí của nhiệm vụ làm công tác thống kê. Để từ đó có sự quan tâm và đầu tư xứng đáng cho công tác thống kê.

          Thứ hai, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thống kê Ngành Tổ chức xây dựng Đảng, trong đó tập trung nâng cao chất lượng, chuyên môn hóa cán bộ làm công tác thống kê; tăng cường số lượng nhân lực làm công tác thống kê, đảm bảo mỗi cơ quan, đơn vị có ít nhất 01 người làm công tác thống kê, tổng hợp; đặc biệt, tổ chức tập huấn một số kỹ năng nghiệp vụ thống kê cho cán bộ làm công tác thống kê trong toàn Ngành, định kỳ tổ chức hội nghị tập huấn theo chuyên đề, khu vực và hằng năm.

          Thứ ba, thiết lập hệ thống thông tin đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, có giá trị sử dụng cao, việc triển khai phần mềm quản lý, tổng hợp số liệu là rất cần thiết khi khối lượng công việc trong công tác kiểm tra ngày càng lớn, tài liệu lưu trữ nhiều và việc quản lý, tra cứu thông tin rất cần thiết đối với cán bộ kiểm tra; ứng dụng công nghệ thông tin nhằm xây dựng hệ thống dữ liệu thống kê tích hợp sử dụng được trên môi trường mạng, tra cứu và in ấn nhanh... Do đó, việc triển khai phần mềm quản lý, tổng hợp số liệu kiểm tra, giám sát là bước tiến mới góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát.

          Thứ tư, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật và kinh phí bảo đảm cho hoạt động thống kê của Ngành được triển khai đồng bộ và có hiệu quả. Đặc biệt là cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thống kê Ngành Tổ chức xây dựng Đảng; từng bước thực hiện tin học hoá các khâu trong công tác thống kê. Bảo đảm mỗi cán bộ làm công tác thống kê phải được trang bị máy vi tính có kết nối internet; mỗi bộ phận thông kê phải có máy in, điện thoại để phục vụ hoạt động... Đồng thời cần tăng cường công tác phối hợp trong và ngoài Ngành về công tác thống kê.

          Thứ năm, ngoài các kiến thức chuyên môn về công tác xây dựng Đảng, công tác kiểm tra, giám sát thì các kỹ năng mềm như: Kỹ năng tiếp nhận và quản lý hồ sơ, tài liệu; kỹ năng xử lý thông tin và tham mưu, đề xuất; kỹ năng phối hợp thực hiện công việc, làm việc theo nhóm; kỹ năng sử dụng các trang thiết bị và phần mềm tin học văn phòng; kỹ năng tổng hợp, viết và soạn thảo văn bản; lập và nộp lưu trữ hồ sơ, tài liệu…

         

 Ngô Ngọc Ánh – UBKT Tỉnh ủy

Tin liên quan